BÁO CÁO KẾT QUẢ MÔ HÌNH PHÂN BÓN BỒ ĐỀ 688 TRÊN CÂY LÚA TẠI HẢI DƯƠNG
ĐỀ ÁN CHUYÊN NGHIỆP HOÁ NGƯỜI NÔNG DÂN
Đơn vị thực hiện :
– Liên Danh Công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp Công Nghệ Cao – Công Ty Bạch Đằng – Bộ Công An
– Công ty CP Thương mại Hanh Cát ,tỉnh Hải Dương
– UBND Xã Kim Tân,Huyện Kim Thành ,tỉnh Hải Dương
– UBND Xã Hợp Tiến,huyện Nam Sách ,tỉnh Hải Dương
– UBND Xã Đoàn Kết,huyện Thanh Miện ,tỉnh Hải Dương
– UBND Xã Đông Gia,Huyện Kim Thành ,tỉnh Hải Dương
Địa điểm mô hình : phân sinh học Bồ Đề 688 trên cây lúa tại các HTX : HTX Kim Tân , HTX Đoàn Kết ,HTX Hợp Tiến ,HTX Đông Giai ,tỉnh Hải Dương
Thời điểm : 6/2013
I/ HUYỆN KIM THÀNH – UBND XÃ ĐỒNG GIA – HTX DVNN XÃ ĐỒNG GIA
BÁO CÁO SAU KHI SỬ DỤNG PHÂN SINH HỌC BỒ ĐỀ 688 CHO CÂY LÚA VỤ XUÂN 2013
– Cây trồng: Lúa, dưa lê, dưa hấu.
– Diện tích: 01 ha. Trong đó lúa: 0,6 ha; dưa lê: 0,3 ha; dưa hấu 0,2 ha
– Đại diện các hộ đã sử dụng phân bón sinh học Bồ Đề 688:
- Ông Nguyễn Đăng Liến, SĐT 0984092112
- Ông Nguyễn Đăng Tùng, SĐT 01628340892
- Ông Nguyễn Đăng Bậc, SĐT 01669524085
1. Kết quả sử dụng phân bón sinh học Bồ Đề 688 cho cây lúa:
– Bón lót ngày 28/1/2013, lượng bón: 500 ml/sào.
– Cấy ngày 4/2/2013, giống lúa 404.
– Bón thúc lần 1 ngày: 15/2/2013 Lượng bón 250 ml/sào. Cây lúa đã bén rễ hồi xanh, sinh trưởng phát triển tốt. Bộ lá không bị dòi trĩ phá hại trong khi những ruộng đối chứng cây lúa không vươn được lá do bị bọ trĩ trích hút.
– Đánh giá về tình hình sinh trưởng của cây lúa: cây sinh trưởng khoẻ không bị nghẹt rễ, đẻ nhánh sớm và tập trung, bộ lá cứng có màu xanh pha vàng, thân và rễ dài hơn so với bón phân đạm, lân, kali từ 7-9 cm. Không bị nhiễm sâu bệnh (đạo ôn, khô vằn v.v…) nên hầu như không phải sử dụng thuốc BVTV.
– Bón thúc lần 2 ngày: 25/3/2013. Lượng bón: 250ml/sào kết hợp với 2 kg Kali clorua. Cây lúa đang chuẩn bị phân hoá đòng. Nhìn chung cây lúa Trung bình đạt 8-9 nhánh/khóm. Trên diện tích triển khai mô hình sử dụng phân bón sinh học Bồ Đề 688 không có bệnh đạo ôn, khô vằn và chuột phá hại
– Sử dụng phân bón Bồ Đề 688 cho cây lúa có thể giúp tăng năng suất 18% và giảm chi phí đến 15%.
Đvt: đồng/ sào bắc bộ
Hạch toán chi phí cho cây lúa |
||
BÓN BÌNH THƯỜNG | BÓN BỒ ĐỀ 688 | |
Đạm | 8 Kg X 10.000 = 80.000 | 3 Kg X 10.000 = 30.000 |
Lân | 15 Kg X 3.500 = 52.500 | 7 Kg X 3.500 = 24.500 |
Kali | 5 Kg X 15.000 = 75.000 | 2 Kg X 15.000 = 30.000 |
Bồ Đề 688 | 0 | 1 Lít X 135.000 = 135.000 |
Thuốc Trừ Sâu, Bệnh | 3 Lần X 17000 = 51.000 | 0 |
Cộng Chi | 258.500 | 219.500
Giảm Chi 39.000 Đ/Sào (15%) |
Năng Suất Thực Thu | 209 Kg | 247 (Tăng Năng Suất 18%) |
II/ HUYỆN KIM THÀNH – UBND XÃ KIM TÂN – HTX DVNN XÃ KIM TÂN
BÁO CÁO SAU KHI SỬ DỤNG PHÂN SINH HỌC BỒ ĐỀ 688 CHO CÂY LÚA VỤ XUÂN 2013
– Cây trồng: Lúa.
– Diện tích: 3,5 ha
– Đại diện các hộ đã sử dụng phân bón sinh học Bồ Đề 688:
1. Ông Phạm Tiến Thường, SĐT 01667397107
2. Bà Đồng Thị Thao, SĐT Gọi qua Ô.Thường
3. Ông Lê Văn Sử, SĐT 01665334481
- Kết quả sử dụng phân bón sinh học Bồ Đề 688 cho cây lúa trên đất chua
+ Qua kiểm tra mẫu đất trước khi xử lý khử chua pH đất đạt từ 4,4-4,5.
– Ngày: 21/1/2013 Xử lý khử chua bằng phân bón sinh học Bồ Đề 688, lượng bón 0,5 lít/sào. Bón xong tiến hành bừa lại ruộng cho phân ngấm đều vào trong đất.
– Ngày 27/1/2013 Tiến hành bón lót phân bón sinh học Bồ Đề 688, lượng bón 0,5 lít/sào. Trên mặt ruộng đã không còn váng chua như những thửa ruộng không được xử lý bằng phân bón Bồ Đề 688
– Ngày 4/2/2013 Toàn bộ diện tích làm mô hình tiến hành cấy giống Q5, khang dân, nhị ưu 838.
– Ngày 15/2/2013 Bón thúc lần 1, lượng bón 0,25 lít/sào. Cây lúa đã bén rễ hồi xanh, bộ rễ trắng và dài hơn từ 5-6 cm; bộ lá đã vươn dài, không bị dòi trĩ phá hại như những ruộng đối chứng
– Ngày 6/3/2013 Bón thúc lần 2, lượng bón 0,25 lít/sào. Cây lúa sử dụng phân bón Bồ Đề 688 có bộ rễ phát triển mạnh, khả năng đẻ nhánh tốt, không thấy xuất hiện dòi, trĩ hoặc sâu cuốn lá phá hại. Tại ruộng đối chứng, nhiều khu ruộng đất chỉ được cải tạo bằng cách bón vôi nhưng vẫn bị chua dẫn đến bộ rễ thâm đen không phát triển được, cây lúa đẻ nhánh kém.
– Ngày 17/4/2013 Bón thúc lần 3, lượng bón 0,25 lít/sào kết hợp với 2 kg Kali Clorua, cây lúa đã chuẩn bị làm đòng. Bộ lá có màu vàng sáng, nhánh cứng khoẻ không bị sâu đục thân, cuốn lá; bệnh đạo ôn, khô vằn phá hại.
– Sau một mùa vụ được xử lý khử chua bằng phân bón Bồ Đề 688 độ chua của đất trồng đã giảm đi rõ rệt pH đất đạt 5,6-6,0. Cây lúa cấy trên đất nhiễm chua phèn đã được xử lý bằng phân bón sinh học Bồ Đề 688 có số bông hữu hiệu đạt từ 7-8 bông/khóm trong khi tại ruộng đối chứng bón phân thông thường không xử lý được độ chua của đất nên số bông hữu hiệu chỉ đạt từ 3-4 bông.
Đvt: đồng/ sào bắc bộ
Hạch toán chi phí cho cây lúa |
||
BÓN BÌNH THƯỜNG | BÓN BỒ ĐỀ 688 | |
Đạm | 7 Kg X 10.000 = 70.000 | 2 Kg x 10.000 = 30.000 |
Lân | 14 Kg X 4.000 = 56.000 | 6 Kg x 4.000 = 24.000 |
Con cò | 5 Kg X 13.000 = 65.000 | 2 kg Kali x 15.000 = 30.000 |
Bồ Đề 688 | 0 | 1 lít x 135.000 = 135.000 |
Vôi bột | 20 kg x 1.500 = 30.000 | 0 |
Thuốc Trừ Sâu, Bệnh | 3 lần x 17000 = 51.000 | 1 lần x 17.000 = 17.000 |
Cộng Chi | 272.000 đ | 236.000
Giảm Chi 36.000 đ/sào (13%) |
Năng Suất Thực Thu | 80 kg | 150 (Tăng năng suất 87,5 %) |
– Cây trồng: lúa.
– Diện tích: 2 ha
– Đại diện các hộ đã sử dụng phân bón sinh học Bồ Đề 688:
Lê Quang Đoàn, SĐT: 01683679289
Lê Thị Tếch, SĐT: 01658028867
- Kết quả sử dụng phân bón sinh học Bồ Đề 688 cho cây lúa
– Theo sự chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật công ty Cổ phần Hanh Cát, các hộ nông dân đã sử dụng phân bón Bồ Đề 688 bón lót vào đất trước khi cấy ngày 28/1/2013, lượng bón 0,5 lít/sào.
– Toàn bộ diện tích mô hình cấy ngày 3/2/2013, kết quả đo bằng máy phân tích đất cho thấy độ pH (độ chua của đất) nằm ở mức phù hợp với cây trồng đạt từ 6,3-6,4. Hàm lượng chất dinh dưỡng hoà tan trong đất ở mức cao. Trong khi ở diện tích bón lót bằng phân thông thường đất vẫn chua hơn pH 5,8-6,0, hàm lượng dinh dưỡng chỉ ở mức trung bình.
– Bón thúc lần 1 ngày 15/2/2013, lượng bón 250 ml/sào kết hợp bón thêm 3 kg đạm urê. Cây lúa đã bén rễ hồi xanh, bộ rễ ăn sâu, trắng và dài hơn so với cây lúa được bón phân thông thường từ 3-5 cm.
– Theo dõi quá trình sinh trưởng của cây lúa thời kỳ đẻ nhánh cho thấy: Cây lúa được bón phân sinh học Bồ Đề 688 không bị nhiễm khô vằn, dòi trĩ, sâu cuốn lá, đục thân phá hại, bộ rễ phát triển sâu rộng hơn so với cây lúa bón phân thông thường từ 7-9 cm. Trong ruộng đối chứng bón phân thông thường cây lúa bị dòi trĩ phá hại và bệnh khô vằn ở mức độ nặng hơn.
– Bón thúc lần 2 ngày 25/3/2013. Lượng bón 250 ml/sào kết hợp 2 kg Kali clorua, cây lúa bước vào thời kỳ làm đòng. Theo dõi cây lúa sinh trưởng trong thời kỳ này cho thấy, được bón bằng phân Bồ Đề 688 lá đòng vươn nhanh, uốn cong và cứng có màu xanh pha vàng, không bị nhiễm đạo ôn và khô vằn. Trong khi ruộng đối chứng bón phân thông thường có lá đòng phát triển kém do nhiễm đạo ôn; tỷ lệ sâu cuốn lá cao.
– Cây lúa bón bằng phân sinh học Bồ Đề 688 giúp giảm chi phí tới 30% và tăng năng suất tới 20% so với diện tích bón phân thông thường.
Đvt: đồng/ sào bắc bộ
|
BÓN BÌNH THƯỜNG | BÓN BỒ ĐỀ 688 |
Đạm urea | 8 kg x 10.000= 80.000 | 3 kg x 10.000 = 30.000 |
Lân | 20 kg x 4.000= 80.000 | 7 kg x 4.000 = 28.000 |
NPK |
10 kg x 14.000 = 140.000 |
3 kg x 14.000 = 42.000 |
Bồ đề 688 | 0 | 1 lít x 135.000 = 135.000 |
Thuốc BVTV | 3 lần x 20.000 = 60.000 | 1 lần x 20.000 = 20.000 |
Cộng chi | 360.000 | 255.000 |
Năng suất: | 200 kg | 240 kg |
Hiệu quả kinh tế: giảm chi phí 30%, tăng năng suất 20% |
IV/ HUYỆN THANH MIỆN –
UBND XÃ ĐOÀN KẾT – HTX DVNN XÃ ĐOÀN KẾT
BÁO CÁO SAU KHI SỬ DỤNG PHÂN SINH HỌC BỒ ĐỀ 688 CHO CÂY LÚA VỤ XUÂN 2013
– Cây trồng: lúa.
– Diện tích: 1 ha.
– Đại diện các hộ đã sử dụng phân bón sinh học Bồ Đề 688:
1. Trần Thị Lan, SĐT: 01667730788
2. Nguyễn Thị Dung, SĐT: 01665159124
3. Nguyễn Thị Ái, SĐT: 01687168403
- Kết quả sử dụng phân bón sinh học Bồ Đề 688 cho cây lúa
– Mô hình lúa xuân sử dụng phân bón Bồ Đề 688 được bón lót ngày 3/2/2013, lượng bón 0,5 lít/sào.
– Cấy ngày 9/2/2013. Độ chua phèn đã giảm nhiều (pH hiện nay 6,3-6,4) trong khi ruộng lúa sử dụng phân bón thông thường mặt ruộng vẫn nhẵn, độ pH chỉ đạt từ 5,6-5,7.
– Bón thúc lần 1 ngày 20/2/2013. Cây lúa phát triển nhanh bộ rễ ăn sâu rộng và có nhiều rễ mới màu trắng, bộ lá vươn dài. trên ruộng đối chứng cây lúa hồi xanh chậm, có hiện tượng bị nghẹt rễ, bộ lá bị rụt lại và biến vàng
– Theo dõi cây lúa thời kỳ đẻ nhánh cho thấy: Do đất trồng tơi xốp nên bộ rễ của cây lúa được bón bằng phân Bồ Đề 688 có màu trắng, phát triển sâu hơn so với cây lúa bón phân thông thường từ 8-9 cm. Bộ lá tuy có màu xanh pha vàng so với bón thông thường xanh đậm nhưng không thấy xuất hiện dòi trĩ, và sâu cuốn lá. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa được bón bằng Bồ Đề 688 đẻ khoẻ và tập trung hơn, nhánh to và cứng hơn so với cây lúa chỉ bón bằng phân bón thông thường.
– Bón thúc lần 2 ngày 31/3/2013, lượng bón 250 ml/sào kết hợp 2 kg Kali clorua. Theo dõi cây lúa trong thời gian làm đòng; lá đòng của cây lúa được bón bằng phân Bồ Đề 688 không bị khô đầu lá, trong khi trên ruộng đối chứng, cây lúa bị khô vằn và khô đầu lá đòng với tỷ lệ rất cao.
– Cây lúa được bón phân Bồ Đề 688 có bộ lá cứng và có màu xanh pha vàng, không bị nhiễm sâu bệnh hại như đạo ôn, dòi trĩ. Trong khi cây lúa bón phân thông thường bị nhiễm đạo ôn, khô vằn và dòi trĩ phá hại nặng hơn.
Đvt: đồng/ sào bắc bộ
Hạch toán chi phí cho cây lúa |
||
BÓN BÌNH THƯỜNG | BÓN BỒ ĐỀ 688 | |
Đạm | 3 kg x 10.500 = 31.500 | 0 |
NPK Việt Nhật | 17 kg x 13.000= 221.000 | 5 kg x 13.000 = 65.000 |
Bồ đề 688 | 0 | 1,5 x 135.000 = 202.500 |
Thuốc BVTV | 4 lần x 20.000 = 80.000 | 1 lần x 20.000 = 20.000 |
Cộng chi | 332.500 | 287.500 |
Năng suất: | 160 kg | 200 kg |
Hiệu quả kinh tế: giảm chi 45.000đ (14%), tăng năng suất 40 kg (25%) |
Sử dụng phân bón Bồ Đề 688 cho cây lúa giúp giảm chi phí 14 %, tăng năng suất tới 25 %. Phân bón Bồ Đề 688 có tác dụng cải tạo đất, làm cho đất giàu mùn thoáng khí, giúp cây trồng sinh trưởng phát triển khoẻ có khả năng kháng được một số loại sâu bệnh hại.